Sài hồ nam- vị thuốc quý trong điều trị sinh lý nữ

Sài hồ là một vị thuốc quen thuộc dùng để chữa bệnh trong dân gian. Vậy những tác dụng của cây Sài hồ là gì? Sử dụng ra sao?

Sài Hồ Nam và tác dụng của nó

Sài Hồ Nam là cây gì?

Cây sài hồ nam là một loại cỏ sống lâu năm, thân mẫm chắc, cao khoảng 30-40 cm, có thể cao tới 70 cm, mang nhiều cành ở phía trên.

Lá cây mọc cách, hình thìa, phía cuống hẹp lại, mép có răng cưa, lá dày, vò có mùi thơm, mặt trên xanh hơn mặt dưới. Lá dài khoảng 3-5 cm, rộng 1,5-2,5 cm. Lá rất ít hoặc gần như không có lông. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới.

Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, gần như không cuống, hợp thành 2-4 ngù. Khi là nụ hoa có đầu hình trứng, khi hoa nở có hình chuông hơi thắt ở giữa. Cụm hoa gồm có hai loại hoa: hoa cái xếp rất nhiều (3-4 vòng ở ngoài), hoa lưỡng tính ở trong (gồm 4-6 hoa). Hoa cái có màu trắng ngà. Hoa lưỡng tính có màu tím nhạt.

Thành phần của Sài Hồ Nam

Phần trên mặt đất của sài hồ nam phơi khô có chứa các hợp chất triterpenoid và các sesquiterpene mà thành phần chính là longifolen (61,0%) và alloaromadendrene oxit (10,1%). Rễ chứa tinh dầu.

Phân bổ và chế biến

Cây sài hồ nam mọc hoang tại miền nước mặn, như: Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình (vùng chợ Cồn đi Hải Triều). Cây ưa sáng, thường mọc thành từng khóm riêng lẻ, thích nghi tốt với các vùng nước lợ, đồng thời vẫn có thể phát triển mạnh ở vùng nước ngọt hoặc vùng bị nhiễm mặn, đôi khi tạo thành quần thể tương đối điển hình.

Người dân ta sử dụng rễ và lá của cây sài hồ nam để làm vị thuốc Sài hồ. Đào rễ cây về rửa sạch, cắt bỏ rễ con, sau đó sấy hoặc phơi khô. Có thể tẩm rượu hoặc mật ong sao thơm.

Tác dụng của Sài Hồ Nam

Tác dụng của Sài Hồ Nam

Theo kinh nghiệm, cây sài hồ nam có tác dụng:

  • Chữa cảm sốt
  • Chữa cảm
  • Chữa cúm

Theo tài liệu cổ, sài hồ nam có tác dụng:

  • Phong nhiệt
  • Lợi tiểu
  • Điều kinh
  • Chữa đau đầu kèm khô miệng, mất nước
  • Hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn
  • Hạ huyết áp
  • Chữa sốt rét
  • Khát nước
  • Chữa ức ngực, khó thở
  • Chữa ho
  • Chữa thương hàn
  • Chữa đau mỏi lưng

Theo y học hiện đại, cây sài hồ nam có tác dụng:

  • Lợi tiểu
  • Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến (khi kết hợp với náng hoa trắng, hải trung kim, rau tàu bay)
  • Ngoài ra, sài hồ còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, giảm cảm giác đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt, bồi bổ thận âm gây chứng khô âm đạo ở phụ nữ.

Một số bài thuốc từ Sài Hồ Nam

Sài Hồ Nam (Cây Lức) - Vị thuốc quý, trị nhiều bệnh
Một số bài thuốc từ vị Sài Hồ Nam

1. Bài thuốc viên giúp giải cảm

  • Chuẩn bị: Bột bạc hà 6.25g, bột sài hồ nam 6.25g, bột cam thảo 0.3g.
  • Thực hiện: Trộn đều và nén lại thành viên. Mỗi lần dùng 5 viên, ngày dùng 2 lần. Nếu dùng trẻ nhỏ, nên giảm ½ liều lượng.

2. Bài thuốc trị nóng sốt mùa hè gây khát nước, buồn nôn, ho, đắng miệng, đau đầu

  • Chuẩn bị: Sài hồ nam 10g, hương nhu trắng 10g, thanh bì 8g và sắn dây 12g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống và dùng hằng ngày.

3. Trà giải cảm từ dược liệu sài hồ nam

  • Chuẩn bị: Sài hô nam phơi khô.
  • Thực hiện: Dùng 1 lượng nhỏ hãm với nước, uống thay trà.

4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm túi mật cấp và nhiễm khuẩn đường mật

  • Chuẩn bị: Đại hoàng và sài hồ nam mỗi thứ 16g, mộc hương 6g, hoàng cầm, uất kim và bạch thược mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc với 1 lít nước. Sau đó chắt lấy nước và chia thành 2 lần uống (sáng – chiều).

5. Bài thuốc trị viêm gan mãn tính, gan xơ cứng

  • Chuẩn bị: Gan lợn khô 140g, kê nội kim 30g, thanh bì 20g, miết giáp 70g, bồ hoàng, sái thảo, địa long, đương quy, sài hồ nam, ngũ linh chi, xích thược, chỉ thực và bạch mao căn mỗi thứ 40g.
  • Thực hiện: Xây nhuyễn các vị thuốc, sau đó thêm mật ong vào và trộn đều, nắn thành viên hoàn (mỗi viên nặng khoảng 4g). Sử dụng 3 viên/ 2 – 3 lần/ ngày và uống cùng nước sôi để nguội.

6. Bài thuốc trị sốt rét bằng sài hồ nam

  • Chuẩn bị: Sinh khương 8g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, hoàng cầm, đảng sâm, pháp bán hạ, sài hồ nam, thảo quả và thường sơn mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc với 1 lít nước. Chắt lấy nước sắc và chia thành 2 lần dùng.

7. Trà giải cảm từ sài hồ và các dược liệu khác

  • Chuẩn bị: Nhân trần, cam thảo nam và bạc hà mỗi thứ 1 phần và sài hồ nam 4 phần.
  • Thực hiện: Đem hãm và uống như trà.

8. Sài hồ nam chữa sốt cao gây mất nước và đau đầu

  • Chuẩn bị: Ngũ gia bì và sài hồ nam mỗi thứ 20g, bán hạ 12g, lá tre 12g, cam thảo dây 12g, rau má 16g, gừng tươi 6g.
  • Thực hiện: Đem các vị phơi khô, sau đem sắc với 400ml nước, còn lại 100ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng trước khi ăn.

Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu sài hồ nam

Sài hồ nam có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên khi dùng dược liệu này, bạn nên chú ý các thông tin sau:

  • Người nên sử dụng thuốc từ sài hồ: Người bị cảm không rõ nguyên nhân; người bị mắc chứng kinh nguyệt không đều hoặc bị rong kinh, khí hư ra nhiều; người bị bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ máu; người bị căng thẳng, stress, mệt mỏi, uất ức; người bị mất ngủ, khó ngủ về đêm, ….
  • Những đối tượng cần lưu ý và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng sài hồ: Phụ nữ đang trong thời kỳ mang bầu; Phụ nữ mới sinh em bé và đang cho con bú; người bị bệnh sỏi mật; huyết áp cao,…

Ngoài ra, khi sử dụng bạn cũng cần đảm bảo liều lượng tối đa 12g cho loại thảo dược này. Chú ý về cách pha sắc, chú ý thời gian sử dụng để tránh tình trạng thuốc bị hỏng, thiu hoặc thuốc kém chất lượng.