Cao Huyền sâm: Các công dụng trị bệnh của vị thuốc quý

Bài thuốc quý huyền sâm dùng như thế nào? Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh cụ thể với cao huyền sâm? Lưu ý những gì khi dùng?

Huyền sâm là vị thuốc quý có tác dụng tốt trong các điều trị nhiều bệnh lí khác nhau. Vậy cao huyền sâm là vị thuốc gì và có công dụng gì?

Huyền sâm là gì?

Huyền sâm là loài thực vật thân thảo, sống nhiều năm, Thân cây vuông, chiều cao khoảng 1.7 – 2.3m. Lá mọc đối xứng, cuống dài, lá màu tím xanh đặc trưng, phiến lá hình trứng dài, mép lá có răng cưa.

huyền sâm
Huyền sâm là loài thực vật thân thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 1.7 – 2.3m

Cây thường ra hoa màu mùa hè. Hoa mọc thành chùy tròn, cánh hình môi, màu tím xám. Quả bế đôi có hình trứng, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ, có màu đen. Rễ cây phát triển, kích thước lớn, dài khoảng 10 – 20cm. Vỏ củ có màu vàng nhạt hoặc màu trắng, sau khi chế biến sẽ chuyển sang màu nâu nhạt. Ruột bên trong mềm dẻo và có màu đen.

Phân bố

Cây huyền sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay cây đã được di thực và trồng tại một số địa phương ở nước ta.

Thành phần của Huyền Sâm

Thành phần hóa học trong dược liệu gồm có Oleic acid- Strearic acid, L-Asparagine, Linoleic acid, Harpagide, Ningpoenin, Harpagoside, Asparagine, Aucubin, 6-O-Methylcatalpol,…

Huyền Sâm Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và 40 Bài Thuốc Chữa Bệnh
Huyền sâm là một vị thuốc quý

Công dụng của Huyền Sâm

Tác dụng dược lý

  • Công năng: Dương âm, sinh tân, giải độc, tả hỏa, lợi yết hầu, chỉ khát, nhuận táo, hoạt trường, trừ phiền.
  • Chủ trị: Nóng trong xương, táo bón, chảy máu cam, phát ban, mồ hôi trộm, cổ họng sưng đau, lao hạch, phù thũng, bạch hầu, ban sởi,…

Công dụng theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Nước sắc dược liệu có tác dụng cường tim nhẹ, giãn mạch, hạ huyết áp, chống co giật, an thần và giải nhiệt.
  • Huyền sâm có tác dụng ức chế vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa.
  • Cồn chiết xuất từ dược liệu có tác dụng tăng sức chịu đựng của tim ở trạng thái thiếu oxy và tăng lưu lượng máu ở mạch vành.
  • Nước sắc từ dược liệu có tác dụng hạ nhiệt.
  • Thực nghiệm trên thỏ cho thấy huyền sâm có tác dụng giảm đường huyết.

Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc huyền sâm

huyền sâm
Dược liệu huyền sâm được dùng để chữa chứng lao hạch, mụn nhọt, lở ngứa, viêm họng, viêm amidan,…

Bài thuốc trị các loại độc do rò

  • Chuẩn bị: Huyền sâm và rượu.
  • Thực hiện: Đem ngâm rượu và dùng uống hằng ngày.

Bài thuốc chữa gân máu đỏ lan đến đồng tử mắt

  • Chuẩn bị: Huyền sâm, gan heo 1 cái.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán bột, sau đó dùng nước cơm nấu chín gan heo, cắt nhỏ và chấm thuốc bột ăn hàng ngày.

Bài thuốc trị cổ họng sưng nghẹn

  • Chuẩn bị: Thử niêm tử và huyền sâm (nửa sống nửa sao) mỗi vị 40g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột uống.

Bài thuốc trị nhiệt tích ở tam tiêu

  • Chuẩn bị: Đại hoàng, hoàng liên và huyền sâm mỗi vị 40g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, chế thêm mật làm thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần dùng khoảng 30 – 40 viên uống cùng với nước. Nếu dùng ở trẻ, nên làm viên to bằng hạt gạo lớn dùng với liều lượng như trên.

Bài thuốc trị thương hàn mà đã dùng phép thổ và phép hãn nhưng độc khí không giảm

  • Chuẩn bị: Thăng ma, chích cam thảo và huyền sâm mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Đem chặt nhỏ thuốc ra và trộn đều. Mỗi lần dùng 20g thuốc đem sắc với 1 chén nước còn lại khoảng 7 phân. Chắt lấy nước, bỏ bã và dùng uống hằng ngày.

Bài thuốc phòng chứng đậu

  • Chuẩn bị: Thỏ ty tử 400g, huyền sâm 200g.
  • Thực hiện: Sử dụng chày gỗ giã nhỏ huyền sâm, sau đó đem phơi khô và tán bột. Dùng thỏ ty tử phơi khô, tán bột, trộn đều bột thuốc với đường làm thành viên hoàng. Mỗi lần dùng 6 – 8g uống với nước đường.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lao

  • Chuẩn bị: Mật ong 480g, cam tùng 180g và huyền sâm 480g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán bột, hòa với mật và bỏ vào hũ kín, chôn xuống đất trong vòng 10 ngày rồi đem lên. Tiếp tục dùng tro luyện với mật, cho hết vào bình và ủ kín trong vòng 5 ngày. Sau khi lấy ra, đem đốt cháy và cho bệnh nhân ngửi.

Bài thuốc giúp làm sáng mắt

  • Chuẩn bị: Bạch tật lê, địa hoàng, sài hồ, huyền sâm, cam cúc hoa và câu kỷ tử.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

Bài thuốc trị bạch hầu

  • Chuẩn bị: Sinh địa 16g, cam thảo 4g, đơn bì 12g, bạc hà 2g, huyền sâm 20g, mạch môn 12g, bối mẫu 8g, bạch thược 16g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Kiêng kỵ – Lưu ý khi dùng cao huyền sâm

huyền sâm
Lưu ý khi dùng huyền sâm
  • Không dùng dược liệu cho người Tỳ hư, Tỳ vị có thấp, tiêu chảy, âm hư kèm tiêu chảy, âm hư không có nhiệt.
  • Người huyết hư, đình ẩm, huyết thiếu, hàn nhiệt, mắt mờ và chi mãn không được dùng.
  • Huyền sâm kỵ Sơn thù, Can khương, Đại táo, Hoàng kỳ và phản Lê lô. Vì vậy không dùng chung với dược liệu lê lô.
  • Dược liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng như nôn mửa, tiêu chảy, giảm nhịp tim, chán ăn, buồn nôn,…
  • Tránh sử dụng đồng thời huyền sâm với thuốc trị tiểu đường, thuốc ức chế beta, thuốc chống loạn nhịp,…

Huyền sâm đem lại nhiều công dụng hữu ích trong quá trình điều trị bệnh lý. Tuy nhiên để tránh các rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.