Bí đao: nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Bầu già thì ném xuống ao
Bí già đóng cửa làm cao lấy tiền
Thật vậy, y học cổ truyền phương Đông đã ghi nhận bí đao là một vị thuốc quý, nhiều công dụng. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ công dụng của bí đao và cách dùng loại quả này? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bí đao

Bí đao (tên khoa học: Benincasa hispida, họ Bầu bí: Cucurbitaceae) hay còn gọi là bí xanh, bí phấn, bí dài, bí chanh, bí đá, bí gối, bù rợ, đông qua… Bí đao thân dạng dây leo dài bằng tua cuốn, nhiều lông phủ và lá hình tim xẻ thùy chân vịt, hai mặt đều có lông cứng. Hoa bí đao có màu vàng. Quả bí đao hình thuôn dài, lúc nhỏ có các công cứng và có lớp phấn sáp phủ bên ngoài khi già. Quả bí đao có nhiều hạt hình dẹt, nhìn như hạt bí rợ hoặc dưa hấu nhưng nhỏ, nhám và dẹp hơn nhiều, có màu vàng nhạt.

Phân bố

Cây bí đao sinh trưởng ưa nắng nóng, nhưng trái lại chịu được nhiệt độ thấp, do đó có thể để qua mùa đông mà không hỏng, trong khi cây bí đao chỉ mọc năm một và tàn vào mùa đông. Bí đao thường trồng trên giàn bằng tre, nứa; cũng có thể để bò trên mặt đất như dưa.

8 tác dụng của bí đao đối với sức khỏe và các món ăn ngon từ bí đao
Bí đao dễ sinh sống ở vùng nóng

Bí đao là loài bản địa ở vùng Đông Nam Á nhưng hiện nay, nó được trồng phổ biến khắp từ Nam Á sang Đông Á. Ở nước ta, bí đao cũng được trồng ở khắp nơi làm thực phẩm.

Thành phần hóa học của bí đao

Trong bí đao tươi có chứa hàm lượng nước là 67,9%, protid là 0,1%, lipid là 0,1%, cellulos là 0,7%, dẫn xuất không protein là 30,5%, khoáng toàn phần là 0,1%. Trong bí đao cũng chứa hàm lượng khoáng chất khá cao. Cụ thể, cứ mỗi 100g bí dao chứa calcium 26mg, phosphor 23mg, sắt 0,3mg.

Bí đao cũng chứa nhiều loại vitamin như vitamin caroten 0,01mg, vitamin B1 0,01mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP 0,03mg và vitamin C 16mg; các chất khác như β-sitosterol, β-sitosterol acetat, lupeol và lupeol acetat.
Hạt bí đao chứa ureaza. Sáp và vỏ bí đao chứa triterpen gọi là isomultiflorenol acetat.

Tính vị, công dụng của quả bí đao

Thịt quả: Theo y học cổ truyền, bí đao có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, giúp giảm mụn sưng và điều trị phù thũng.

Vỏ quả: Vỏ quả bí đao được dùng điều trị tiểu rắt do bàng quang nhiệt hoặc tiểu đục có chất nhầy.

Lá: Lá bí đao được giã nát, trộn với giấm rồi đắp lên các đầu ngón tay sưng đau.

8 tác dụng của bí đao đối với sức khỏe và các món ăn ngon từ bí đao
Lá bí đao

Rễ: Rễ của dây bí đao được dùng điều trị đậu mùa bằng cách nấu nước tắm.

Hạt: Hạt bí đao có tác dụng kháng sinh, tiêu độc, trừ giun, điều trị ho, rắn cắn và giải độc.

Một công dụng chữa bệnh của bí đao

Bí đao giúp đẹp da

Uống nước bí đao thường xuyên sẽ cải thiện được làn da, như giúp tươi sáng lên một cách rõ rệt. Ngoài ra có thể kết hợp với một số loại hoa quả khác để làm tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng hơn.

Nếu da bạn bị đen hoặc nám, thì ngoài việc dùng nước ép bí đao, bạn nên lấy phần bã nước ép bí trộn với ít mật ong, để đắp lên mặt sẽ cải thiện được tình trạng này.

Tác dụng của bí đao trong làm đẹp
Bí đao giúp đẹp da

Tác dụng của bí đao trong giảm cân

Bí đao hầu như không chứa hàm lượng chất béo nào và có khả năng sinh nhiệt thấp. Vì thế một trong những công dụng của bí đao với phái đẹp là khả năng hỗ trợ giảm cân cực tốt.

Nên uống từ 0.2 – 0.5 lít nước bí đao mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm cân bất ngờ.

Tác dụng của bí đao trong giảm cân
Bí đao giúp giảm cân, giữ dáng

Cải thiện thị lực

Hàm lượng vitamin B2 trong bí đao rất cao nên có tác dụng làm giảm nguy cơ rối loạn mắt nhờ chất chống oxy hóa này làm giảm stress oxy hóa ở võng mạc, đồng thời còn góp phần giảm luôn cả nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Tác dụng bí đảo trong cải thiện thị lực
Bí đao giúp mắt sáng hơn

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C có trong bí đao cung cấp đến 19% lượng nhu cầu vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày trong một khẩu phần ăn.

Trong khi đó, vitamin C có tác dụng hỗ trợ kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, ức chế sự tác động của các gốc tự do và ngăn ngừa các tế bào khỏe mạnh bị đột biến, dẫn đến hệ miễn dịch được tốt hơn.

Tốt cho tim mạch

Ngoài chứa vitamin C, trong bí đao còn chứa nhiều kali nên trở thành thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch. Kali có khả năng làm giãn mạch cũng như giảm sự căng thẳng trên mạch máu và động mạch, giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch như đột quỵ và đau thắt cơ tim.

Bài luận tiếng Anh về chủ đề tình yêu
Tốt cho tim mạch

Hỗ trợ phát triển chiều cao

Vitamin C trong bí đao không chỉ tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn giúp cơ thể sản xuất thêm nhiều collagen tốt cho da. Đồng thời, vitamin này cũng có tác dụng quan trọng đối với xương, mô liên kết, cơ bắp và các mạch máu, làm thúc đẩy quá trình phát triển xương và cải thiện chiều cao.

Bí đao hỗ trợ phát triển chiều cao
Phát triển chiều cao nhờ bí đao

Tốt cho hệ tiêu hóa

Bí đao chứa chất xơ dạng sợi, rất có lợi cho đường ruột cũng như là thành phần quan trọng để hỗ trợ hệ tiêu hóa được hoạt động khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như táo bón, đau dạ dày, chướng bụng,…

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỆ TIÊU HÓA GAN MẬT 'CHẠY' TỐT? | Thư Viện Sức Khỏe
Tốt cho hệ tiêu hóa

Bí đao có công dụng hỗ trợ cải thiện trí nhớ

Sắt cũng được chứa trong bí đao, đây là thành phần chính tạo nên hemoglobin và có vai trò trong việc vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Đặc biệt là não bộ sử dụng đến 20% oxy trong máu để thực hiện các chức năng của não, nhất là sản sinh các nơ-ron thần kinh mới.

Vì thế, chất sắt sẽ giúp cho não bộ được hoạt động tốt, cải thiện trí nhớ và nhận thức tốt hơn.

Lưu ý

  • Không ăn sống hoặc uống nước ép bí đao sống vì sẽ gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
  • Những người bị bệnh về dạ dày hay tính hàn không nên dùng bí đao.
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều bí đao. Đối với trẻ em và phụ nữ vừa mới sinh xong, hệ tiêu hóa còn yếu nên vào mùa đông, cần cân nhắc đối với bí đao vì có thể gây khó tiêu.
  • Không ăn bí đao cùng giấm (sẽ bị giấm triệt tiêu các chất dinh dưỡng) hoặc đậu đỏ (vì làm tăng lượng nước tiểu đột ngột gây mất nước).

Trên đây là bài viết về thành phần và công dụng của bí đao cho bạn đọc tham khảo. Hi vọng bạn có thể tìm hiểu và áp dụng vị thuốc tốt này trong việc cải thiện sức khỏe.